Đạo Hiếu là một đề tài mà Người Đời đã tốn rất nhiều văn chương, chữ nghĩa, bút mực để diễn tả, để ca ngợi, để nói về.
Tại sao người ta thường hay đồng hóa Đạo Hiếu với Ngài Mục Kiền Liên?
Ngài Mục Kiền Liên đã vì tình thương yêu sâu đậm đối với Mẹ của mình đang chịu cảnh trầm luân, đọa đày nơi địa ngục, tha thiết khẩn cầu Đức Thế Tôn giúp cho mình làm tròn chữ Hiếu. Tấm lòng Hiếu Thảo của Ngài Mục Kiền Liên đã cảm động được Đức Thế Tôn, cho nên Ngài đã hết lời chỉ bảo, dẫn dắt cách thức để cảm hóa mẹ hiền, phá tan cửa ngục, cứu mẹ thoát cảnh đọa đày.
Đức Thế Tôn cũng nhân cơ hội đó mà nói Kinh Phụ Mẫu Báo Trọng Ân. Lời Kinh thật muôn vàn cảm động, khuyên tất cả chúng sanh đừng bao giờ phụ bỏ ơn sanh thành dưỡng dục của mẹ cha. Đó là những Người đã chia sẻ máu thịt để tạo nên hình hài của mình, đã vì mình mà chịu trăm cay nghìn đắng, và đã đem hết sức lực, tâm lực để nuôi dưỡng mình nên vóc, nên hình.
Đạo Hiếu vô cùng quan trọng! Là một chúng sanh trên Cõi Đời, không ai có thể thoát được Đạo Hiếu cả.
Không ai có thể tự tạo cho mình một hình hài hiện hữu trên thế gian mà không qua sự chia sẻ máu thịt với Đấng Sanh Thành của mình.
Có ai mà không do Mẹ Cha sanh ra?
Dù cho khoa học kỹ thuật hiện đại có tân tiến vượt bực, đã tạo ra những đứa bé không cần đến sự ấp ủ, chở che của bụng mẹ, đứa bé cũng vẫn phải cần đến tinh cha huyết mẹ kết lại thành thai noãn mà tượng hình. Hay cho dù đó là một kẻ mồ côi, sống nương tựa vào tình thương của ai đó, cũng vẫn không thể chối từ Đạo Hiếu với người đã dưỡng nuôi mình. Sanh Dưỡng Đạo Đồng! Dù chỉ có công nuôi dưỡng, dạy dỗ, công đó cũng vẫn được sánh bằng núi Thái. Đạo Hiếu đến với tất cả mọi người, một con người đúng nghĩa trong Phép Đối và Đãi của con cái với bậc sanh thành.
Một điều quan trọng cần phải luôn ghi nhớ là: Nghiệp Lực ảnh hưởng rất lớn lao đến Đạo Hiếu.
Kính bạch Sư Phụ,
Xin Sư Phụ từ bi giải thích cho con được rõ: đối với một người bị ma vong dựa nhập, việc tu tập có giúp ích gì cho người đó hay không?
Một người bị dựa nhập, không phải tự nhiên mà người đó bị dựa nhập đâu.
Việc trước tiên đó là ân oán giữa đôi bên; một bên đã trở lại kiếp người rồi, bên kia vẫn còn mang kiếp vong linh, vẫn còn mang niềm uẩn ức trong lòng chưa được giải tỏa, vì vậy chưa siêu thoát được. Vong linh này sẽ đi tìm người đang hiện diện trên cõi Ta Bà để đòi ân oán.
Việc thứ hai, người bị vong ma dựa nhập chắc chắn là có Tâm không lành, Ý-Tánh không tốt, tức là đã có quá nhiều kẽ hở, cho nên vong ma mới có thể lách vào được.
Việc tu tập đòi hỏi hành giả phải sám hối những nghiệp tội của mình đã gây tạo từ nhiều đời nhiều kiếp cho đến hiện kiếp.
Kính bạch Sư Phụ,
-
Hai người A và B là oan gia trong nhiều đời, nhiều kiếp.
Kiếp kia thì người A là chủ nợ, người B là con nợ.
Sang kiếp kế tiếp, người A trở thành con nợ trong khi người B lại tiếp nhận vai trò chủ nợ.
Lúc thì người B trả dư, kiếp sau đòi lại.
Lúc thì người A trả dư, kiếp kế tiếp đòi lại.
Cả hai bên A và B, cứ kẻ này đòi qua, kẻ kia đòi lại; đã nhiều kiếp đi qua, lên xuống nhiều lần mà vẫn chưa thanh toán xong món nợ, và món nợ tự nó cũng không sao cân bằng được.
Cả hai người A và B đều cảm thấy rằng mình bị thiệt thòi, do đó mà nghiệp lực cứ dây dưa, không làm sao chấm dứt được.
Trong trường hợp này, làm sao để thanh toán nghiệp lực?
- Nếu một người nhận ra rằng có người đang trả nợ cho mình, nhưng người chủ nợ đó từ chối không chấp nhận món nợ mà người kia trả, như thế món nợ giữa đôi bên có thể xóa bỏ được không?
-
Ngược lại, nếu người chủ nợ đòi con nợ trả nhiều hơn món nợ thiếu, hậu quả sẽ ra sao?
Món nợ giữa đôi bên sẽ được tính như thế nào cho hợp lý?
Kính bạch Sư Phụ,
Có người bảo rằng: Tôi không hề làm hại ai, mất lòng ai, cũng chẳng hề giết hại một sinh vật nào, tôi cho nhiều hơn tôi nhận, tôi thi ơn chớ không chịu ơn ai.
Như thế thì tại sao tôi phải sám hối? Sám hối cái gì? Sám hối với ai? Và sự cần thiết của việc sám hối như thế nào?
Con ơi nên biết rằng: một chúng sanh không phải lần đầu tiên hiện diện nơi cõi Ta Bà đâu! Chúng sanh đó đã đến rồi đi, đi rồi quay trở lại, lên xuống, tới lui đã bao nhiêu lần rồi, không có con số để tính đếm. Cứ mỗi lần đến rồi đi thì kể là một kiếp, mà đã có vô thỉ kiếp rồi thì con cũng phải hiểu rõ chúng sanh đó đã dính chặt với cõi Ta Bà như thế nào? Và sự tương quan giữa chúng sanh với cõi Ta Bà ra làm sao?
Cái gì tạo nên sự tương quan khiến cho chúng sanh không thể rời xa được cõi Ta Bà?
Kính bạch Sư Phụ,
Có nhiều người làm những hành động xấu ác mà lại thường hay đổ thừa là tại ma quỷ dựa nhập. Theo như lời Sư Phụ đã giảng dạy thì phần lớn là do chính tâm mình quái ác, nhưng nếu là một sự dựa nhập thì điều này có liên quan gì đến vòng nghiệp lực hay không?
Một sự dựa nhập cũng là một nghiệp lực! Khi mặt đối mặt trong cùng một kiếp người để đòi nợ lẫn nhau, thì vòng nghiệp lực là một “nghiệp lực sống”. Còn khi kẻ trên dương thế, người ở cõi âm, nếu nghiệp lực quá nặng nề, lòng căm hận của kẻ ở cõi âm quá mạnh, khiến cho vong linh không siêu thoát được, thì lúc đó sẽ có việc dựa nhập xảy ra. Thầy sẽ giải thích cho con được tận tường về vấn đề này.
Lacphap.com xin trả lời câu hỏi của Đạo hữu về việc muốn hóa giải nghiệp lực giữa người mẹ và đứa con còn trong bụng mẹ.
Trong thời gian đứa con còn trong bụng mẹ, người mẹ khó lòng nhận ra được ai là oan gia trái chủ của ai? Đứa con sắp chào đời sẽ là chủ nợ hay là con nợ của mình? Dù sao đi chăng nữa sự hiện diện của đứa bé sắp chào đời đã nói lên rằng vòng nghiệp lực giữa người mẹ và đứa con vốn đã thành hình từ trong tiền kiếp, nay có cơ hội để bắt đầu họat động.
Việc người mẹ trì tụng kinh Địa Tạng hoặc trì niệm danh hiệu của Đức Địa Tạng Bồ Tát là muốn nhờ vào oai thần lực của Ngài để làm giảm đi sức ép của vòng nghiệp lực từ trong quá khứ, làm cho nó được nhẹ nhàng hơn, bớt độ hung hản. Tuy nhiên, vòng nghiệp lực đó vẫn không chấm dứt.
Mỗi chúng sanh đều có vô số nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp. Nhưng nghiệp chướng từ hai chữ Tự Ái rất là quan trọng. Nó tiềm ẩn trong mỗi cá nhân.
Nó là nghiệp chướng “NỀN TẢNG”. Tại sao? Vì nó có sẵn từ khi một chúng sanh mới chào đời. Và nghiệp chướng này mang tên Tự Ái. Tự Ái của mỗi chúng sanh đều có một tính chất khác nhau. Khi một chúng sanh lớn lần theo năm tháng, thì tự ái này cũng lớn lần theo, và đặc biệt là không bao giờ thay đổi tánh chất. Tự Ái này chi phối mỗi cá nhân về sự suy tư, về quan niệm sống, về cách đối xử, rất rất là nhiều! Và thậm chí, nó ảnh hưởng đến tánh tình của một cá nhân. Cho nên, nó vô cùng là quan trọng. Có thể nói rằng trước khi các nghiệp chướng khác ồ ạt tiến đến, thì mỗi cá nhân đều đã mang trong người một nghiệp chướng nền tảng với cái tên là Tự Ái.
Kính bạch Sư Phụ,
Có phải là do cái “Nhân” của nghiệp lực khiến cho mỗi cá nhân có tự ái khác nhau? Ví dụ như: người tạo cái “Nhân” lúc nào cũng nghĩ quấy cho kẻ khác, thì bây giờ cái “Quả” mà họ gặp là lúc nào cũng chịu hàm oan. Cái tự ái của họ sẽ dính líu rất nhiều đến cái nghiệp đó. Do đó, nếu nói một điều gì oan ức cho họ, tức khắc sẽ làm chạm đến cái Tự Ái, họ đau khổ vì không được minh bạch, khiến cho họ phải rơi lệ. Nghiệp lực do chính họ tạo nên trong quá khứ đã làm cho Tự Ái của họ ngày nay xoay chung quanh một cái quả là lúc nào cũng nhận chịu sự oan tình.
Kính bạch Sư Phụ,
Một người có tâm đạo muốn góp phần vào việc giảm thiểu biến động, giúp cho vùng chung quanh mình ở được an bình, tai qua nạn khỏi, người đó phải làm thế nào?
Con đã biết, tất cả biến động đều do tâm không lành của chúng sanh mà khơi dậy lên.
Nếu một người chuyên làm chuyện tốt đẹp, chăm lo tu tập, sửa đổi, giùi mài tâm tánh của mình, biết tích Phước, hành Thiện, người đó sẽ tạo được một ánh hào quang, chẳng những bao che cho mình, mà còn trải rộng ra cho mọi người chung quanh mình nữa.
Kính bạch Sư Phụ,
Trong vài tuần vừa qua, dân chúng tại Philippines và tại miền trung của Việt Nam đã phải trải qua sự phá tác kinh khủng của cơn bão Haiyan. Số người bị thương rất đáng kể; hàng hàng lớp lớp người sống trong cảnh màn trời chiếu đất, nhà cửa bị đổ nát hoặc bị nước cuốn trôi đi. Cảnh tượng thật thương tâm, không bút mực nào tả xiết!
Vậy, tại sao có biến động? Nó từ đâu mà có? Và sự phá họai, sự hoành hành của biến động dựa trên một cái gì?
Con ơi, để giải thích về những biến động liên tục xảy ra trên toàn thế giới, Thầy phải nhắc lại một lần nữa hai chữ Nghiệp Lực! Nghiệp lực nơi đây là nghiệp lực của một quốc gia, của một dân tộc. Nhưng nghiệp lực đó từ đâu mà có? Chính là từ ở nghiệp lực của từng chúng sanh của quốc gia đó, của dân tộc đó.
- Trang đầu
- Prev
- 1
- 2
- Next
- Trang cuối